Các loại cảm biến nhiệt độ thông dụng nhất hiện nay

admin 20/04/2021 Tin tức

Các loại cảm biến nhiệt độ được sử dụng để đo sự thay đổi nhiệt độ của những vật thể hoặc đại lượng. Hiện nay trong các ngành công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác đều sử dụng cảm biến nhiệt độ, vì đây là thiết bị có độ chính xác cao. Những loại cảm biến nhiệt độ được sử dụng nhiều nhất hiện nay là cặp nhiệt độ, nhiệt điện trở, bán dẫn, thermistor và nhiệt kế bức xạ. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.

Cảm biến nhiệt độ là gì?

Ngoài các loại cảm biến nhiệt độ, người dùng còn thắc mắc cảm biến nhiệt độ là gì.

Cảm biến nhiệt độ là thiết bị dùng để đo sự thay đổi nhiệt độ của các vật thể hoặc đại lượng cần đo. So với những thiết bị thông thường khác như nhiệt kế, cảm biến nhiệt độ cho độ chính xác cao hơn, độ sai số và chênh lệch rất thấp, đáng tin cậy. Vì thế thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp dược phẩm, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu nhựa,…

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ gồm hai dây kim loại khác nhau gắn vào cùng 1 đầu nóng và gắn vào 1 đầu lạnh. Thiết bị sẽ phát sinh ra một nhiệt điện động tại đầu lạnh khi 2 đầu có sự chênh lệch về nhiệt độ. Ngoài ra, thiết bị còn cấu tạo nhờ bộ phận cảm biến, công tắc cảm biến nhiệt độ và dây kết nối.

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ dựa trên đặc tính của nguồn nhiệt tác động đến những yếu tố bên ngoài. Sự thay đổi của những yếu tố bên ngoài sẽ được đo lại và chuyển thành tín hiệu điện truyền vào mạch xử lý tín hiệu. Sau đó, mạch xử lý tín hiệu điện sẽ đối chiếu tín hiệu này và cho ra kết quả tương ứng hiển thị trên màn hình.

Các loại cảm biến nhiệt độ đang được sử dụng

Cảm biến nhiệt độ là thiết bị không thể thiếu đối với ngành công nghiệp sản xuất. Thiết bị giúp đo nhiệt độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian cho các đơn vị chuyên sản xuất công nghiệp. Sau đây là 5 loại cảm biến nhiệt độ thông dụng nhất:

Cặp nhiệt độ

Thermocouples là tên tiếng anh khi nhắc đến cặp nhiệt độ. Đã có nhiều nhà máy sản xuất sử dụng Thermocouples và đánh giá cao chất lượng mà thiết bị mang lại. Cặp nhiệt độ có ưu điểm là: tuổi thọ lâu dài, app đo nhiệt độ phòng chính xác và có thể sử dụng trong các lò nhiệt lên đến 1400 độ C. Bên cạnh ưu điểm, thiết bị còn có những nhược điểm chưa thể khắc phục được như: độ nhạy đo không cao, trong quá trình vận hành có rất nhiều yếu tố tác động làm sai số khi đo.

Thermistor

Thermistor là dòng cảm biến dùng để đo các thiết bị có mức nhiệt khoảng 50 độ C. Những ưu điểm vượt trội của Thermistor như: bộ bền cao, chế tạo dễ dàng và giá thành thấp. Tuy nhiên, thiết bị vẫn có nhược điểm về dãy tuyến tính hẹp.

Nhiệt điện trở

Ngoài các loại cảm biến nhiệt độ trên, người dùng có thể lựa chọn nhiệt điện trở. Nhiệt điện trở có tên gọi tiếng Anh là Resitance temperature detector hay tên gọi tắt là RTD. Nếu có nhu cầu đo nhiệt độ dùng trong công nghiệp môi trường, công nghiệp gia công vật liệu, gia công hóa chất với khoảng nhiệt từ – 200 độ C đến 700 độ C, nhiệt điện trở là lựa chọn hoàn hảo.

Ưu điểm nổi bật của RTD đó là: chiều dài dây nối không hạn chế, thiết kế dễ sử dụng và độ chính xác của thiết bị này cao hơn so với cặp nhiệt điện. Thế nhưng, thiết bị vẫn có nhược điểm như: giá thành tương đối cao hơn so với cặp nhiệt độ, dải đo của RTD thì hẹp hơn, bé hơn so với cặp nhiệt.

Nhiệt kế bức xạ

Đây là một trong các loại cảm biến nhiệt độ cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong bài viết này. Nhiệt kế bức xạ hay còn gọi là hỏa kế, trong tiếng Anh là Pyrometer. Ưu điểm nổi bật của thiết bị đo này là: có thể sử dụng tốt trong những môi trường có tính chất khắc nghiệt mà không cần đo trực tiếp. Nhược điểm đó là: giá thành đầu tư cao, độ chính xác không tuyệt đối.

Bài viết trên là một số chia sẻ về các loại cảm biến nhiệt độ, mong rằng các bạn có thể hiểu thêm về cảm biến nhiệt độ. Khi quý khách có nhu cầu mua cảm biến nhiệt độ. Hãy liên hệ trực tiếp với Homegy theo Hotline: 0386.038.986website: homegy.vn/ để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm.