Chứng nhận CE là gì? Quy trình đăng ký chứng nhận CE cho sản phẩm
Hiện nay, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào thị trường Châu Âu phải có chứng nhận CE, vì đây là nhãn hiệu bắt buộc. Khi sản phẩm đã có tiêu chuẩn CE tức là đã tuân thủ luật pháp của liên minh Châu Âu và cho phép sản phẩm đó được lưu hành tự do trong thị trường Châu Âu. Để biết rõ hơn về tiêu chuẩn CE cũng như quy trình đăng ký chứng chỉ CE như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau.
Chứng nhận CE là gì?
CE được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Conformite Europeenne. CE có tên gọi đầy đủ là CE Marking. Đối với hàng hoá xuất vào thị trường EU bắt buộc đều phải có nhãn hiệu CE. Chứng nhận này có ý nghĩa giúp cho chúng ta nhận biết sản phẩm đó đã tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu và có quyền lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu.
Nhãn hiệu CE là biểu tượng để minh chứng cho sự cam kết của nhà sản xuất về việc sản phẩm họ tạo ra đã được tuân thủ mọi yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu. Đồng thời về mặt pháp lý đây là biểu tượng đã được tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu. Thông qua việc gắn chứng chỉ CE lên sản phẩm, các nhà sản xuất có thể tuyên bố sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu về mặt pháp lý.
Ngược lại, khi xuất vào thị trường EU. Nếu như các mặt hàng đó không có chứng nhận CE chắc chắn sẽ bị hải quan của nước nhập khẩu thu giữ. Đồng thời nghiêm cấm và không cho phép được lưu thông vào nước của họ.
Quy trình đăng ký chứng nhận CE cho sản phẩm
Chính vì nhãn hiệu CE là minh chứng cho sự cam kết từ nhà sản xuất khi họ tuân thủ đúng theo pháp luật Liên minh Châu Âu cho sản phẩm của mình. Vì thế để đăng ký chứng nhận này cho sản phẩm, các nhà sản xuất phải trải qua một quá trình đăng ký tương đối phức tạp. Cụ thể như:
Hồ sơ đăng ký chứng nhận bao gồm những gì?
Các giấy tờ, thông tin của hồ sơ đăng ký chứng chỉ CE sẽ được tổ chức đánh giá và giữ bí mật. Để sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu CE, các nhà sản xuất phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm những loại giấy tờ quan trọng sau:
- Mẫu giấy chứng nhận nhãn hiệu CE.
- Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty.
- Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm muốn được chứng nhận CE.
- Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
- Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận hoặc chỉ định (nếu có).
Quy trình cấp chứng nhận CE
Thông thường để cấp giấy, các nhà sản xuất phải trải qua 5 bước cơ bản dưới đây. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đặc biệt có thể cần thêm bước 6, 7 và 8.
- Bước 1: Xác định tiêu chuẩn áp dụng.
- Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết để được cấp.
- Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn theo quy định.
- Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF theo yêu cầu.
- Bước 5: Sản phẩm sẽ được tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking khi các nhà sản xuất đã thực hiện xong 4 bước trên.
- Bước 6: Nếu có vấn đề trong việc ban hành chứng nhận CE Marketing sẽ được chứng nhận lại.
- Bước 7: Đánh giá mở rộng.
- Bước 8: Đánh giá chứng nhận đột xuất.
Tiêu chuẩn CE thực sự rất cần thiết đối với mỗi sản phẩm khi có nhu cầu nhập xuất nhập khẩu vào thị trường Châu Âu. Qua bài viết này của Homegy, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về chứng nhận CE là gì và nó quan trọng ra sao. Đồng thời với những thông tin về quy trình đăng ký nhãn hiệu EC cho sản phẩm, bạn cũng thấy được giá trị của chứng nhận CE.